Trang Thông Tin Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS - Trang Thông Tin Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS cung cấp dịch vụ uỷ thác bán hàng Quốc Tế, có cam kết doanh số cho khách hàng. Liên hệ 0982.515.526

22/11/2024

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21/11, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo. Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tổng Bí thư Tô Lâm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại buổi họp báo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số... Thủ tướng Malaysia cho biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp Malaysia đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Thủ tướng Anwar Ibrahim bày tỏ cảm ơn và mong muốn Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư tại Việt Nam; ủng hộ Malaysia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2025. Hai bên đã có một số dự án hợp tác trong các lĩnh lực dầu khí, thời gian tới, hai bên mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác nghề cá trên cơ sở tin cậy và hữu nghị giữa hai nước. Thủ tướng Malaysia bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn dành tình cảm tốt đẹp cho cá nhân Thủ tướng và nhân dân Malaysia. Đồng thời, bày tỏ sự ngưỡng mộ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu quan trọng về mọi mặt mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên cam kết ủng hộ lẫn nhau trên con đường phát triển của mỗi nước; tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác hữu nghị, tin cậy chính trị giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và pháp luật, quy định của mỗi nước và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tổng Bí thư nêu rõ trụ cột chính của nội hàm Đối tác chiến lược toàn diện gồm: Tăng cường tin cậy và hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, tạo nền tảng quan hệ vững chắc, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển thông qua tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác tại tất cả các cấp, các kênh; triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại, hợp tác sẵn có, đồng thời nghiên cứu thành lập các cơ chế mới phù hợp với nhu cầu, lợi ích của hai bên trong bối cảnh mới. Thúc đẩy kết nối giữa hai nền kinh tế: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 18 tỷ USD và cao hơn, theo hướng cân bằng và cùng có lợi. Tăng cường hợp tác phát triển ngành công nghiệp Halal: Khuyến khích doanh nghiệp nước này mở rộng đầu tư tại thị trường nước kia. Cam kết hợp tác bảo đảm lợi ích từ hợp tác dầu khí và xem xét thiết lập cơ chế vùng phát triển hợp tác ở khu vực chồng lấn nếu có. Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...) và các lĩnh vực quan trọng khác (hợp tác giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lao động, văn hóa, thể thao, du lịch và kết nối người dân) nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. Tích cực ủng hộ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực, quốc tế vì hòa bình, an ninh và ổn định chung, nhất là tại các diễn đàn đa phương ASEAN, Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); thúc đẩy sự phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn của ASEAN nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và xa hơn nữa; tăng cường hợp tác và liên kết tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng sông Mekong. Tổng Bí thư nhấn mạnh cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với nguyên tắc được công nhận rộng rãi bởi luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và không tiến hành các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); cam kết sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Tổng Bí thư khẳng định, Việt Nam tiếp tục ủng hộ vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia, tái khẳng định cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Malaysia và tất cả các nước thành viên ASEAN hướng tới hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Tổng Bí thư tin tưởng với mối quan hệ anh em, láng giềng, chia sẻ nhiều tương đồng về văn hóa, lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, cùng phấn đấu vì cuộc sống thịnh vượng hơn cho nhân dân; với vị trí quan trọng trong khu vực, có vị thế ở cả khu vực và thế giới của Malaysia; với tầm nhìn mới, ở tầm cao mới, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia nhất định sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác hai nước vì hòa bình, ổn định phát triển bền vững, bao trùm và thịnh vượng chung, vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và thịnh vượng. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chứng kiến trao đổi hai văn kiện hợp tác gồm: Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại giữa Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Ngoại thương Malaysia. Bản ghi nhớ hợp tác về năng lượng tái tạo giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas). Tham gia đoàn công tác tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, về phía Bộ Công Thương có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Văn phòng Bộ... Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Tin tức

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024. Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2024 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% tương ứng tăng 92,28 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 461,33 tỷ USD, tăng 14% (tương ứng tăng 56,74 tỷ USD). Trong kỳ 1 tháng 11 năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD. Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 năm 2024 đạt 16,73 tỷ USD. Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 11/2024 giảm so với kỳ 2 tháng 10/2024 ở một số nhóm hàng sau: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 577 triệu USD, tương ứng giảm 20%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 365 triệu USD, tương ứng giảm 14,4%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 261 triệu USD, tương ứng giảm 7,8%;... Như vậy, tính đến hết 15/11/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 352,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 45,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai. Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,79 tỷ USD, tương ứng tăng 26,1%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 8,08 tỷ USD, tương ứng tăng 21,7%; hàng dệt may tăng 3,07 tỷ USD, tương ứng tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,46 tỷ USD, tương ứng tăng 21,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,25 tỷ USD, tương ứng tăng 4,8%... so với cùng kỳ năm 2023. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 11/2024 đạt 12,04 tỷ USD, giảm 12,9% tương ứng giảm 1,79 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 10/2024. Tính đến hết ngày 15/11/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 252,17 tỷ USD, tăng 13%, tương ứng tăng 28,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 đạt 16,7 tỷ USD, giảm 5,3%. Tính đến hết 15/11/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 329,1 tỷ USD, tăng 16,6% (tương ứng tăng 46,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 17,21 tỷ USD, tương ứng tăng 22,7%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 6,17 tỷ USD, tương ứng tăng 17,2%; sắt thép các loại tăng 2,01 tỷ USD, tương ứng tăng 22,4%; kim lọai thường khác tăng 1,64 tỷ USD, tương ứng tăng 1,64 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,37 tỷ USD, tương ứng tăng 18%... so với cùng kỳ năm 2023. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 10,43 tỷ USD, giảm 5,8% (tương ứng giảm 643 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 10/2024. Tính đến hết ngày 15/11/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 209,16 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 27,79 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Thị trường gạo nguyên liệu bình giá, gạo đẹp được giá cao, giao dịch lúa mới ít. Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ so với ngày hôm qua, lượng về ít, một số bạn hàng có gạo đẹp bán hàng chợ được giá cao. Lúa sớm Thu Đông chuẩn bị cho thu hoạch, đang được nông dân chào bán nhiều, giao dịch mới ít do giá chào bán ở mức cao. Giá lúa gạo hôm nay 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông giá chào bán cao (ảnh minh họa). Cụ thể, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 50404 (tươi) tăng 200 đồng dao động ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.600 - 7.800; lúa OM 380 dao động ở mốc 7.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) có giá 8.500 - 8.600 đồng/kg; Nàng Hoa 9 có giá 8.400 - 8.600 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mức 8.600 - 8.800. Tại nhiều địa phương hôm nay nguồn lúa thu hoạch các khu vực đồng bắt đầu chín nhiều, nhu cầu mua lúa khá nhưng giao dịch chậm hơn do giá nông dân kéo cao. Cụ thể, tại Đồng Tháp lúa Thu Đông giao dịch mới ít do giá chào bán ở mức cao, thương lái chủ yếu lấy lúa đã cọc. Tại An Giang giao dịch chững lại do giá nông dân kéo cao. Tương tự, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 10.350-10.500 đồng/kg; Gạo thành phẩm IR 504 tăng 50 đồng dao động ở 12.450 -12.550 đồng/kg. Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.000 - 9.400 đồng/kg. Hiện, giá tấm thơm ở mức 9.300 - 9.400 đồng/kg; giá cám khô dao động ở mức 5.950 - 6.100 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương hôm nay lượng về ít, gạo thơm về bị gãy nhiều, gạo thường nhích nhẹ, một số bạn hàng có gạo đẹp bán hàng chợ được giá cao. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp) lượng về ít hơn so với hôm qua, kênh chợ Sa Đéc về lượng ít, gạo thơm về bị gãy nhiều, gạo ngang các loại chất lượng trung bình - khá. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang) gạo có lai rai, giá ổn định, một số bạn hàng có gạo đẹp bán hàng chợ được giá cao. Tại các chợ lẻ giá giá gạo ổn định so với hôm qua. Gạo thường tăng 1000 đồng ở mốc 16.000 - 17.000 đồng/kg. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg. Gạo thơm chào giá cao dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 21.500 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.500 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tăng nhẹ so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 410 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 522 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 485 USD/tấn. Bảng giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11/2024 Chủng loại lúa/gạo Đơn vị tính Giá mua của thương lái (đồng) Tăng/giảm so với hôm qua (đồng) Đài thơm 8 Kg 8.400 - 8.600 - OM 18 Kg 8.400 - 8.600 - IR 504 Kg 7.400 - 7.500 - OM 5451 Kg 7.600 - 7.800 +200 Nàng Hoa 9 Kg 8.400 - 8.600 - Lúa Nhật Kg 7.800 - 8.000 - OM 380 Kg 6.800 - 7.000 - Gạo nguyên liệu IR 504 Kg 10.350 - 10.500 - Gạo TP 504 Kg 12.450 - 12.550 +50 * Thông tin mang tính tham khảo
Xem thêm

Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế

Nếu trong trường hợp quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định. Trước vướng mắc của Cục Hải quan Lạng Sơn trong việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu (NK), Tổng cục Hải quan đã có trả lời và hướng dẫn cụ thể. Tại khoản 3 Điều 86 Luật Hải quan quy định, trị giá hải quan đối với hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Công chức Hải quan Tân Thanh kiểm tra mặt hàng máy móc NK. Ảnh: H.Nụ Tại Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định, cơ quan Hải quan kiểm tra trị giá do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan và xử lý kết quả kiểm tra đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định. Thời gian tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả tham vấn tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan NK. Đối chiếu quy định nêu trên với các trường hợp vướng mắc của Cục Hải quan Lạng Sơn thì xử lý như sau: Đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng NK (tờ khai hải quan gồm nhiều mặt hàng), cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra trị giá và xử lý kết quả kiểm tra trị giá theo quy định khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Việc cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo của toàn bộ lô hàng nếu chưa thực hiện các bước kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý theo quy định. Theo đó, nếu hàng hóa do “khai không đúng, không đủ tiêu chí mô tả hàng hóa tại tờ khai hải quan có ảnh hưởng đến trị giá hải quan” thuộc trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo quy định tại điểm a.3.1 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, trường hợp quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định. Nếu hàng hóa thuộc trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo theo quy định tại điểm b.3 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì cơ quan Hải quan thực hiện tham vấn theo quy định. Nếu hàng hóa không thuộc trường hợp tại điểm a, điểm b nêu trên thì cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá kê khai theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phân tích phân loại, giám định, sau khi có kết quả phân tích phân loại, giám định, nếu có những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định trị giá thì cơ quan Hải quan phải tập hợp đầy đủ các chứng từ, tài liệu, thông tin để xác định trị giá hải quan của một hoặc một số mục hàng đã được lấy mẫu phân tích phân loại, giám định theo đúng thực tế hàng hóa NK, ấn định thuế, xử lý vi phạm theo quy định. Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Lạng Sơn đối chiếu hồ sơ vụ việc cụ thể để thực hiện kiểm tra, xác định trị giá theo đúng quy định. Theo haiquanonline
Xem thêm

Đưa thiết bị hiện đại từ Nhật Bản về lắp đặt ở cảng Lạch Huyện

Lô 8 thiết bị cần cẩu giàn bánh lốp (RTG) đầu tiên đã bắt đầu vận chuyển từ Nhật Bản về lắp đặt tại bến container số 3 và 4 thuộc cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.   Lô 8 thiết bị cần cẩu giàn bánh lốp (RTG) đầu tiên đã bắt đầu vận chuyển từ Nhật Bản về lắp đặt tại bến container số 3 và 4 thuộc cảng Lạch Huyện, Hải Phòng Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3 và số 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, do Công ty CP cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư, đang gấp rút triển khai hoàn thành các hạng mục công trình và thiết bị để bắt đầu đưa vào khai thác trong quý 1/2025. Theo Công ty CP cảng Hải Phòng, lô 8 thiết bị cần cẩu RTG trên là một phần trong lô thiết bị cần cẩu cung cấp theo hợp đồng “trang bị, lắp đặt 6 cẩu bốc xếp container STS trên bến chính và 24 cẩu bánh lốp RTG” phục vụ cho Dự án đầu tư xây dựng hai bến số 3 và 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Hợp đồng được ký giữa Công ty CP cảng Hải Phòng và Công ty TNHH Mitsui E&S (Nhật Bản). Các thiết bị cần cẩu theo hợp đồng đều là thiết bị chuyên dụng xếp dỡ container, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiết kiệm năng lượng, sử dụng 100% năng lượng điện để đảm bảo môi trường cảng xanh. Các thiết bị đều được chế tạo tại Nhật Bản và vận chuyển về Việt Nam bàn giao nguyên chiếc theo hình thức “chìa khoá trao tay” cho Công ty CP cảng Hải Phòng. Dự kiến 8 thiết bị cần cẩu RTG này sẽ cập bến số 3 và số 4 vào ngày 12/11/2024. Cùng với 8 thiết bị cẩu RTG đầu tiên, các thiết bị cần cẩu giàn cầu tàu chuyên dụng (STS) cũng sẽ tiếp tục được vận chuyển và lắp đặt tại hai bến container số 3 và số 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện trong tháng 12/2024 đáp ứng theo tiến độ đầu tư và khai thác các khu bến này. Theo ông Nguyễn Tường Anh, Tổng giám đốc Công ty CP cảng Hải Phòng, Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3 và 4 được khởi công xây dựng từ tháng 7/2022. Dự án bao gồm hai bến chính dài 750m, 1 bến sà lan dài 150m, hệ thống bãi chứa hàng, đường giao thông, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Bến số 3 và 4 có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 8.000 - 14.000 TEUs, tương đương 100.000 - 160.000 DWT, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua 1,1 triệu TEUs/năm. Các thiết bị đều được chế tạo tại Nhật Bản và vận chuyển về Việt Nam bàn giao nguyên chiếc theo hình thức “chìa khoá trao tay” cho Công ty CP cảng Hải Phòng Dự kiến 8 thiết bị cần cẩu RTG này sẽ cập bến số 3 và số 4 vào ngày 12/11/2024. Cùng với 8 thiết bị cẩu RTG đầu tiên, các thiết bị cần cẩu giàn cầu tàu chuyên dụng (STS) cũng sẽ tiếp tục được vận chuyển và lắp đặt tại hai bến container số 3 và số 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện trong tháng 12/2024 đáp ứng theo tiến độ đầu tư và khai thác các khu bến này. Theo ông Nguyễn Tường Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP cảng Hải Phòng, Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3 và 4 được khởi công xây dựng từ tháng 7/2022. Dự án bao gồm hai bến chính dài 750m, 1 bến sà lan dài 150m, hệ thống bãi chứa hàng, đường giao thông, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Bến số 3 và 4 có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 8.000 - 14.000 TEUs, tương đương 100.000 - 160.000 DWT, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua 1,1 triệu TEUs/năm. Theo Bộ Giao thông vận tải, đến năm 2027, khu bến cảng container quốc tế Lạch Huyện sẽ có 8 bến (từ bến 1-8) với tổng chiều dài 3.300 m. Năng lực thông qua hàng container đạt 6 triệu TEUs được đầu tư, đưa vào khai thác theo đúng lộ trình quy hoạch được duyệt, đảm bảo năng lực đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa hiện nay và trong thời gian tới tại khu vực.
Xem thêm

Tỷ giá USD hôm nay 21/11/2024: Đồng USD tiếp tục được nâng giá

Tỷ giá USD hôm nay 21/11/2024: Các nhà đầu tư nâng giá USD và tập trung vào triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang FED. Tỷ giá USD hôm nay 21/11/2024 Tỷ giá USD hôm nay 21/11/2024, chỉ số USD Index quay lại đà tăng đạt 106,70 điểm Tỷ giá USD/VND hôm nay được Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh mới, hiện là 24.285 đồng/USD. Giá bán USD ở các ngân hàng thương mại hầu hết giao dịch quanh mức 25.499 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) là 106,70 điểm. Cụ thể, tại ngân hàng Vietcombank, tỷ giá USD không đổi so với công bố phiên sáng, vẫn là 25.170 - 25.499 đồng/USD, mua vào và bán ra. Tại ngân hàng BIDV, tỷ giá đổi USD sang VND tăng 40 đồng chiều mua và không đổi giá bán so với phiên trước đó, giữ tại 25.215 - 25.499 đồng/USD. Trong khi đó, Techcombank cộng thêm 20 đồng vào chiều mua và không đổi giá bán, niêm yết là 25.165 - 25.499 đồng/USD. Tại Eximbank, tỷ giá USD nâng giá mua lên mức 23.769, cao hơn phiên trước 29 đồng và không đổi giá mua vẫn là 25.499 đồng/USD mua vào và bán ra. Còn ACB niêm yết ở mức 24.200 đồng/USD - 25.499 đồng/USD (mua vào - bán ra), cao hơn phiên liền trước 10 đồng chiều mua và không đổi giá bán. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng 30 đồng chiều bán và 40 đồng giá mua so với phiên trước, hiện giao dịch quanh mốc 25.733 - 25.843 đồng/USD. Tỷ giá USD hôm nay ngày 21/11/2024 trên thị trường thế giới Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã dừng ở mức 106,66 tăng 48 đồng so với giao dịch ngày 20/11/2024. Diễn biến chỉ số DXY trong thời gian qua. Đồng USD hôm nay tăng giá, tiếp tục đà tăng sau bầu cử sau ba phiên giảm khi các nhà đầu tư tìm kiếm thêm thông tin chi tiết về kế hoạch lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang và các chính sách mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất. Các loại tiền tệ an toàn như đồng Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sĩ và đồng bạc xanh đã tăng giá trong thời gian ngắn vào thứ Ba trước khi giảm dần. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết nước này sẽ "làm mọi thứ có thể" để tránh chiến tranh hạt nhân, vài giờ sau khi Moscow tuyên bố hạ ngưỡng tấn công hạt nhân.   Ngay cả với sự tạm dừng gần đây, chỉ số đồng USD đã tăng khoảng 3% kể từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ do kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed có thể chậm lại lộ trình cắt giảm lãi suất vì lo ngại các chính sách của Trump có thể làm bùng phát lạm phát. Jay Hatfield, Tổng giám đốc điều hành của Infrastructure Capital Advisors tại New York, cho biết: "Có rất nhiều sự bi quan về việc cắt giảm lãi suất của Fed mà chúng tôi cho là không đúng chỗ. Phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Nhật Bản, phải cắt giảm vì về cơ bản, họ không có tăng trưởng và nếu không có Hoa Kỳ, họ sẽ rơi vào suy thoái. Vì vậy, biến số lớn là Hoa Kỳ. Mọi người đều rất bi quan, theo chúng tôi là quá bi quan, về việc cắt giảm của Fed".   Chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ, tăng 0,52% lên 106,65, trong khi đồng Euro giảm 0,5% xuống 1,0542 USD. Kỳ vọng về lộ trình cắt giảm lãi suất đã giảm xuống, mặc dù không ổn định, trong những tuần gần đây. Thị trường đang định giá 52% khả năng Fed sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 12, giảm so với mức 82,5% của một tuần trước. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào tháng 12, với mức cắt giảm nông hơn vào năm 2025 so với dự kiến ​​một tháng trước do nguy cơ lạm phát cao hơn từ các chính sách của Trump. Các quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, đã chỉ ra rằng ngân hàng trung ương đang chậm rãi và thận trọng trong lộ trình cắt giảm lãi suất.   Vào thứ Tư, các thống đốc Fed Michelle Bowman và Lisa Cook đã đưa ra tầm nhìn đối lập về hướng đi của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ, trong đó một người nêu ra những lo ngại đang diễn ra về lạm phát và một người khác bày tỏ sự tin tưởng rằng áp lực giá cả sẽ tiếp tục giảm bớt. So với đồng Yen Nhật, đồng USD tăng 0,43% lên 155,31. Đồng USD đã tăng giá tới 9% so với đồng Yen kể từ đầu tháng 10 lên tới 156,74, tăng trên mức 156 vào tuần trước lần đầu tiên kể từ tháng 7 và làm dấy lên khả năng chính quyền Nhật Bản có thể tiếp tục thực hiện các bước để hỗ trợ đồng tiền. Các nhà đầu tư đang chờ Trump bổ nhiệm một bộ trưởng Tài chính , một trong những chức vụ nội các có uy tín cao nhất giám sát chính sách tài chính và kinh tế của đất nước. Một số lựa chọn khác của Trump đã tạo ra câu hỏi về trình độ và kinh nghiệm của họ. Sự suy yếu gần đây của đồng yên xuống mức thấp nhất trong ba tháng đã làm dấy lên kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản có thể sẽ có động thái cứng rắn khi đồng tiền này đang tiến gần đến mức khiến phải can thiệp vào tháng 7. Những bình luận trong tuần này của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda không đưa ra tín hiệu mới về khuynh hướng của ngân hàng trung ương. Đồng bảng Anh giảm 0,27% xuống còn 1,248 USD. Đồng bảng Anh ban đầu tăng giá khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Anh tăng mạnh hơn dự kiến ​​vào tháng trước, tăng trở lại trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Anh và tốc độ tăng trưởng giá cơ bản cũng tăng nhanh. Lạm phát tăng đã hỗ trợ sự thận trọng của BoE về việc cắt giảm lãi suất. Các nhà giao dịch thấy có 82,8% khả năng ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng tới. Về phía tiền điện tử, bitcoin tăng 1,81% lên 93.912,00 USD khi vượt qua mốc 94.000 USD lần đầu tiên lên mức cao 94.982,37 USD. Bitcoin được thúc đẩy bởi hy vọng Trump sẽ tạo ra một môi trường quản lý thân thiện hơn và một báo cáo rằng công ty truyền thông xã hội của tổng thống đắc cử đang đàm phán để mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
Xem thêm

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”

Phá vỡ kỷ lục thành công trước đó, năm nay Nestlé Việt Nam có màn đánh dấu cột mốc thành công mới đầy ấn tượng tại giải thưởng MMA Smarties Việt Nam 2024 với 12 giải thưởng xuất sắc ở các hạng mục chiến lược tiếp thị di động và truyền thông. Nestlé Việt Nam được vinh danh với 12 giải thưởng xuất sắc ở các hạng mục chiến lược tiếp thị di động và truyền thông tại MMA Awards 2024 Đồng thời tại sự kiện lần này, Nestlé Việt Nam cũng được vinh danh tại Giải thưởng “Nhà quảng cáo của năm” (Advertiser of the Year), nhờ vào việc sử dụng công nghệ AI và Phân tích dữ liệu hiệu quả tạo nên các chiến lược tiếp thị sáng tạo và thành công trên các nền tảng số. Những giải thưởng lần này tại MMA Smarties Việt Nam 2024 cũng thể hiện sự đổi mới của Nestlé Việt Nam trong tiếp thị. Nestlé Việt Nam đã áp dụng công nghệ AI và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng và cá nhân hóa chiến dịch tiếp thị. Theo đó, các chiến lược này giúp tối ưu hóa tương tác với khách hàng và tăng hiệu quả của quảng cáo đến đúng tệp khách hàng mục tiêu. Đồng thời mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các chiến dịch đoạt giải của Nestlé Việt Nam được hội đồng giám khảo đánh giá cao thông qua các phương thức giao kết tiếp thị đa kênh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kênh truyền thống và kỹ thuật số, tạo nên một hành trình tiếp thị sáng tạo xuyên suốt cùng khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ trong thời lượng ngắn, mang lại trải nghiệm thú vị và giàu cảm xúc cho người xem. Nhờ vào việc sử dụng công nghệ AI và Phân tích dữ liệu hiệu quả, Nestlé Việt Nam tạo nên các chiến lược tiếp thị sáng tạo và thành công trên các nền tảng số. Các thành công nổi bật của Nestlé Việt Nam tại MMA Smarties Vietnam Awards 2024 bao gồm: Giải thưởng Nhà quảng cáo của năm; Các giải thưởng theo từng nhãn hàng như: Nestlé MILO: 3 giải bạc và 1 giải đồng; LaVie: 1 giải vàng, 2 giải bạc và 1 giải đồng; NAN: 1 Giải Vàng , 1 Giải Bạc; Nescafé: 1 Giải Đồng, 1 Giải Bạc. MMA Awards là giải thưởng uy tín trong lĩnh vực tiếp thị di động, được tổ chức bởi Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu. Với sứ mệnh tôn vinh những sáng tạo và hiệu quả trong các chiến dịch tiếp thị, MMA Awards năm nay đã thu hút hàng nghìn ứng cử viên đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới. Năm nay, giải thưởng nhận được bài dự thi từ 113 chiến dịch đến từ 39 thương hiệu nổi bật cho 25 hạng mục đa dạng. Trong đó, Nestlé Việt Nam đã cạnh tranh và đạt thành tích trong các hạng mục chiến dịch mang tính đột phá và đổi mới.
Xem thêm

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Các nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam là luôn hiện hữu. Vì vậy, việc chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng nguồn lực ứng phó hết sức quan trọng. Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ - đã chia sẻ về vấn đề này với Báo Công Thương. Việc chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng nguồn lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ rất quan trọng. Ảnh: TTXVN Gần đây, xuất hiện nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại, nhất là điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Xin ông cho biết thêm về vấn đề này, cũng như tác động của các vụ kiện đối với doanh nghiệp Việt Nam? Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Ủy ban Thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ khoảng 94 triệu USD, riêng xuất khẩu của Việt Nam là 88 tỷ USD, nhập khẩu khoảng 8 tỷ USD. Theo đó, thặng dư thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ rất lớn. Đây chính là lý do ngành sản xuất của Hoa Kỳ luôn luôn theo đuổi các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, vì thế, hiệp hội ngành hàng, các nhà sản xuất Hoa Kỳ cũng luôn coi Việt Nam là đối tượng trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ngoài ra, hiện, Hoa Kỳ mới ban hành các quy định mới về điều tra phòng vệ thương mại (đặc biệt là biện pháp trợ cấp) nhằm tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, đồng nghĩa với việc gánh nặng chứng minh sẽ nhiều hơn với doanh nghiệp xuất khẩu và chính phủ nước xuất khẩu. Điều đáng lưu ý, các chương trình trợ cấp được mở rộng nội hàm và phạm vi khiến những chính sách của Chính phủ mà các doanh nghiệp FDI mang quốc tịch cũng sẽ bị xem xét trong điều tra trợ cấp. Bên cạnh đó, trong bối cảnh diễn ra bầu cử Hoa Kỳ vừa qua, tương quan ủng hộ, lực lượng giữa 2 ứng cử viên rất sát nhau, và trong các chính sách của chính quyền đều hướng về nội bộ Hoa Kỳ để hy vọng có thêm được nhiều lá phiếu cử tri hơn nữa từ bang chiến địa. Theo đó, một số nghiệp đoàn đại diện cho công nhân Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ chính quyền. Và đương nhiên, các doanh nghiệp trong ngành đó mong muốn sự ủng hộ của họ phải xứng đáng và được đền đáp thông qua các biện pháp mang tính bảo hộ, bảo hộ kỹ thuật. Ông Đỗ Ngọc Hưng – Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ảnh: TTXVN Thiệt hại lớn nhất khi Hoa Kỳ gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đó là doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian, nguồn lực hơn nữa để tham gia, theo đuổi vụ kiện. Mặt khác, mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu có thể tăng cao khi các chương trình trợ cấp được mở rộng phạm vi và nội hàm. Đồng thời, có thể bị kiện ở bất kỳ ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn hay nhỏ. Nguy cơ dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu có xu hướng “đề phòng”, chuyển hướng nhập khẩu từ các đối tác khác. Và cuối cùng, các nước khác cũng có thể xem xét khởi kiện nếu vụ kiện ở Hoa Kỳ về mặt hàng đó thành công, mang lại lợi ích sản xuất trong nước của doanh nghiệp Hoa Kỳ. So với nhiều thị trường, các quy định về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ được cho là chặt chẽ, ngặt nghèo hàng đầu. Theo ông, điều này đang gây khó ra sao đối với doanh nghiệp Việt Nam? Các quy định về phòng vệ thương mại của Mỹ có thể coi là mẫu mực và định hướng chung cho các nước khác có thể học hỏi, áp dụng. Hiện nay, hệ thống phòng vệ thương mại của Mỹ do hai cơ quan liên quan phụ trách đó là Bộ Thương mại Mỹ (điều tra biên độ, mức thuế và áp thuế) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (điều tra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước). Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra tại cả hai cơ quan này để tăng cơ hội thắng kiện. Đối với Bộ Thương mại Hoa Kỳ thường đưa ra nhiều nội dung, khối lượng thông tin bằng cách gửi bản câu hỏi với thời hạn trả lời giới hạn (mặc dù có thể gia hạn nhưng không nhiều); họ có thể gửi nhiều lần nếu thấy chưa đầy đủ. Chỉ cần doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thiếu/sai/hợp tác không đầy đủ, thì ngay lập tức sẽ bị sử dụng các dữ liệu sẵn có (thường là bất lợi) để tính toán mức thuế. Ngoài ra cơ quan này còn yêu cầu kỹ về các certificates (chứng nhận) gửi kèm và phải nộp lên hệ thống riêng của cơ quan này. Các doanh nghiệp của Việt Nam nếu chưa tìm hiểu kỹ, hay thiếu kinh nghiệm, rất dễ nộp thiếu các chứng nhận dẫn đến việc không được xem xét áp dụng mức thuế phù hợp. Do Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nên một số doanh nghiệp của Việt Nam đã tương đối quen với các vụ việc do có kinh nghiệm từ những vụ trước và chủ động xử lý. Tuy nhiên, với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, khi vướng vào các vụ kiện, sẽ rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của luật sư tư vấn am hiểu pháp luật Hoa Kỳ, tuy nhiên, giá thuê luật sư Hoa Kỳ là không rẻ. Đến nay, trong các vụ việc, doanh nghiệp Việt Nam thường đứng trước các rủi ro nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nhưng Hoa Kỳ thường điều tra nhóm nước, nếu các doanh nghiệp chủ động ứng phó tốt, thì mức thuế bị áp dụng sẽ thấp hơn các quốc gia khác. Vậy, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể nêu các khuyến nghị tới doanh nghiệp nhằm phòng, chống hiệu quả trước các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường này? Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng là mình có thể bị kiện phòng vệ thương mại bất cứ lúc nào, vì doanh nghiệp Hoa Kỳ tận dụng rất hiệu quả công cụ này. Hiện, Hoa Kỳ là quốc gia kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới và trong Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) trên cơ sở yêu cầu từ doanh nghiệp Hoa Kỳ và trong một số trường hợp là do cơ quan thương mại Hoa Kỳ khởi xướng. Do đó, để ứng phó với các vụ kiện từ thị trường, doanh nghiệp cần tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ để chủ động nắm bắt thông tin từ sớm, từ xa. Qua đó, cung cấp thông tin cho cơ quan liên quan trong quá trình vận động giải trình trong các vụ điều tra. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các công cụ phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, cũng như quy trình, thủ tục để có kiến thức pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải luôn chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, phù hợp để xử lý vụ việc khi vụ việc xảy ra, như lưu trữ hồ sơ, tài liệu chứng từ về nguyên liệu đầu vào phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, cần nghiên cứu, xem xét hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu từ các thị trường bị Hoa Kỳ “để ý” và coi là đối tượng áp các biện pháp phòng vệ thương mại. Nếu vụ việc xảy ra, cần hợp tác đầy đủ với cơ quan liên quan của Hoa Kỳ, kể cả các đoàn điều tra của Hoa Kỳ sang Việt Nam điều tra thực tế. Với mục tiêu “phòng” hơn “chống”, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ trong thời gian tới như thế nào, thưa ông? Dù Hoa Kỳ chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, tuy nhiên, qua các vụ rà soát vừa qua, chúng ta nhận được sự ủng hộ của đối tác Hoa Kỳ với doanh nghiệp là rất tốt dựa trên các đánh giá về tiêu chí chất lượng, giá cả của hàng hoá. Đây là tín hiệu rất tích cực, theo đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ kiên trì theo đuổi vấn đề này. Ở góc độ tại thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cam kết ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu; tích cực hỗ trợ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ để các doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất trong vụ kiện. Trong đó, Thương vụ sẽ tiếp tục theo dõi số liệu xuất nhập khẩu, thu thập thông tin từ nhiều bên liên quan để có thể cảnh báo sớm các vụ kiện có thể xảy ra. Đặc biệt là thắt chặt quan hệ với các công ty luật tại thị trường có nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng sẽ tiếp tục tận dụng các kênh thông tin để trao đổi, làm việc với đối tác, cơ quan liên quan của Hoa Kỳ, tăng cường tham vấn với Bộ Thương mại Hoa Kỳ; kiên trì bày tỏ quan điểm, lập luận trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Công Thương, các Bộ ngành liên quan. Ngoài ra, Thương vụ cũng sẽ báo cáo Đại sứ và phối hợp với các đơn vị liên quan của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để tiếp tuc vận động, trao đổi các kênh kỹ thuật ở các cấp khác nhau để có thể hỗ trợ quá trình xử lý vụ việc mà cơ quan chức năng Hoa Kỳ đặt ra. Xin cảm ơn ông! Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 18/11: Nga 'trút bão UAV', Kiev hứng chịu đòn khốc liệt; Kurakhove bên bờ vực 'sụp đổ'

Ukraine được 'bật đèn xanh' tấn công sâu vào Nga; Nga dồn hỏa lực 'đánh sập' hệ thống năng lượng Ukraine;... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine trưa 18/11. Nga dồn hỏa lực ‘'đánh sập’' hệ thống năng lượng Ukraine Theo RT, ngày 17/11, Ukraine rung chuyển hàng loạt bởi một trong những cuộc tấn công lớn nhất và nguy hiểm nhất từ trước đến nay khi Nga triển khai 120 tên lửa, bao gồm cả tên lửa siêu vượt âm, và 90 máy bay không người lái (UAV), nhắm thẳng vào các cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược. Một trạm điện tại Ukraine bị tên lửa Nga đánh trúng. Ảnh: Reuters Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố cuộc tấn công này nhằm phá hủy các cơ sở hỗ trợ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine và sản xuất thiết bị quân sự. "Tất cả các mục tiêu được chỉ định đều bị đánh trúng và phá hủy", Bộ này khẳng định. Hậu quả lan rộng đã khiến Ukraine lâm vào khủng hoảng: Nikolayev báo cáo 2 người thiệt mạng, 6 người bị thương. Volyn hứng chịu tổn thất nặng nề, gây mất điện ở Poltava và làm gián đoạn cấp nước tại Odessa. Nhiều vụ nổ lớn được ghi nhận tại Vinnitsa và Lviv, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống năng lượng. Tờ Pravda dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông gọi đây là “làn sóng tấn công khốc liệt nhất” từ khi xung đột bắt đầu. Ông thừa nhận, dù hệ thống phòng không đã chặn hơn 140 mục tiêu, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn thiệt hại. Ngày 18/11, sau cuộc không kích, công ty điện lực quốc gia Ukraine Ukrenergo buộc phải ban hành tình trạng khẩn cấp, Ukraine sẽ áp dụng cắt điện 2 lần mỗi ngày trên toàn quốc, từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối. Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga lên án đợt tấn công này là “lời đáp trả” từ Moscow trước các nỗ lực ngoại giao gần đây, ám chỉ cuộc gọi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Nga biện minh rằng, các cuộc không kích vào hệ thống năng lượng Ukraine là đòn trả đũa sau khi Ukraine tấn công vào các cơ sở dầu mỏ và hạ tầng chiến lược của Nga. Điện Kremlin nhấn mạnh, mục tiêu của họ không phải là dân thường mà là làm suy yếu năng lực quân sự và hệ thống hỗ trợ chiến tranh của Kiev. Kiev rung chuyển trong 'bão lửa' UAV, pháo binh Nga siết chặt Kurakhove Rạng sáng ngày 17/11, thủ đô Kiev của Ukraine tiếp tục hứng chịu đợt tấn công dữ dội từ Nga bằng máy bay không người lái (UAV). Theo tờ Kyiv Independent, hàng loạt tiếng nổ lớn vang lên trong nội thành từ 6h30 đến 7h15 sáng, gây hỗn loạn và thiệt hại nghiêm trọng. Thị trưởng Kiev, Vitalii Klitschko, cho biết, các mảnh vỡ từ UAV đã làm bùng cháy một căn chung cư tại quận Pechersk. Ít nhất 2 người bị thương và nhiều tài sản bị phá hủy. “Đây là đợt tấn công có chủ đích, nhằm vào trung tâm thủ đô và gây hoảng loạn cho người dân”, ông Klitschko nói thêm. Quân đội Ukraine xác nhận, Nga đã sử dụng một loạt tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, được phóng từ Biển Đen và hai tỉnh Krasnodar, Astrakhan, để nhắm vào nhiều khu vực trên toàn Ukraine, trong đó có Kiev. Các đòn không kích liên tiếp trong nhiều tuần qua đã khiến thủ đô Ukraine chìm trong căng thẳng và tình trạng khẩn cấp. Trong khi Kiev bị tấn công, tình hình chiến sự tại miền Đông Ukraine cũng căng thẳng không kém. Theo hãng tin TASS, pháo binh Nga đã khóa chặt tuyến đường tiếp tế huyết mạch dẫn đến thành phố Kurakhove – một điểm nóng chiến lược của Ukraine. Nguồn tin từ phía Nga cho hay: “Tuyến tiếp tế từ tỉnh Zaporizhzhia đến Kurakhove đã hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của pháo binh Nga và UAV. Điều này khiến việc vận chuyển lương thực, vũ khí và viện trợ cho binh sĩ Ukraine phòng thủ thành phố trở nên cực kỳ khó khăn”. Theo hướng Kurakhove, cánh phía nam của Pokrovsk, quân đội Nga đã khép kín vòng vây lớn bắt nguồn từ Nevelsk. Ảnh: Reuters Quân đội Nga đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại khu vực này sau khi kiểm soát thành phố Vuhledar từ đầu tháng trước. Đặc biệt, ngày 13/11, lực lượng Nga tuyên bố đã bắn sập một cây cầu chiến lược mà Ukraine sử dụng làm tuyến tiếp tế chính cho binh sĩ tại Kurakhove. Việc Nga liên tục gia tăng các đợt tấn công vào cả Kiev và các điểm nóng chiến lược như Kurakhove cho thấy chiến thuật “gọng kìm” đang được đẩy mạnh. Với các đợt không kích tàn phá hệ thống hạ tầng dân sự, cùng hoạt động siết chặt nguồn tiếp tế ở tiền tuyến, Nga đang cố gắng làm suy yếu cả sức phòng thủ lẫn ý chí kháng cự của Ukraine. Trong bối cảnh mùa đông lạnh giá đang đến gần, các đòn đánh này không chỉ gây thiệt hại tức thời mà còn đẩy Ukraine vào thế khó khăn nghiêm trọng hơn. Tại Kurakhove, tình hình nhân đạo đã trở nên tồi tệ khi nguồn cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm bị gián đoạn, trong khi các trận pháo kích vẫn tiếp diễn hàng ngày. Cuộc xung đột kéo dài và leo thang ở cả miền Đông lẫn thủ đô Kiev cho thấy những tháng tới sẽ chứng kiến nhiều diễn biến nguy hiểm hơn. Khi Nga tăng cường sức ép trên mọi mặt trận, Ukraine đối mặt với nguy cơ lớn về chiến lược, nhân đạo và khả năng chống đỡ. Ukraine giáng đòn '‘chí tử’', 12.000 quân Nga thiệt mạng chỉ trong một tuần Cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục leo thang ác liệt, đặc biệt ở các mặt trận phía đông và phía nam. Trong ngày 17/11, quân đội Ukraine báo cáo đã có 70 cuộc giao tranh dữ dội dọc theo tiền tuyến, với trọng điểm là Kurakhove và Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk. Nga mở hàng loạt đợt tấn công bằng không quân và pháo binh, sử dụng cả bom dẫn đường và tên lửa tấn công vào các khu vực đông dân cư, trong đó có tỉnh Sumy. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đã giữ vững phòng tuyến, ngăn chặn nhiều nỗ lực đột phá từ lực lượng Nga. Tối 17/11, thành phố Sumy trải qua một đêm kinh hoàng khi bị tên lửa Nga dội xuống. Ít nhất 10 tòa nhà cao tầng và nhiều phương tiện giao thông bị phá hủy hoàn toàn, biến khu vực thành đống đổ nát. Dù Nga gia tăng áp lực, quân đội Ukraine vẫn kiên trì phòng thủ tại các khu vực trọng yếu. Tư lệnh Lục quân Ukraine, Oleksandr Pavliuk, tuyên bố rằng các biện pháp phản công và giữ vững phòng tuyến đang phát huy hiệu quả, ngăn cản Nga đạt được bất kỳ tiến triển đáng kể nào trên chiến trường. Tại Kurakhove, quân đội Nga đã phát động 23 cuộc tấn công trong ngày, trong đó Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi thành công 19 đợt tấn công. Đây được coi là khu vực nóng nhất trên tiền tuyến, nơi Nga tập trung cả pháo binh và không quân nhằm phá vỡ phòng tuyến của Ukraine. Ở các khu vực khác thuộc tỉnh Donetsk: Lực lượng Ukraine đẩy lùi 9 nỗ lực tấn công của Nga gần các khu định cư chiến lược như Kucherivka, Zahryzove và Kruhliakivka. Hai nỗ lực tấn công của Nga gần Bila Hora và Stupochky bị chặn đứng. Tại Pokrovsk, trong 24 giờ, quân đội Ukraine đã phá tan 18 đợt tấn công, giữ vững phòng thủ. Theo báo cáo từ Ukraine, từ ngày 10 đến 17/11, Nga đã chịu tổn thất lớn về nhân lực và thiết bị quân sự. Cụ thể, 11.990 binh sĩ Nga thiệt mạng chỉ trong một tuần, cùng với hàng loạt phương tiện bị phá hủy: 101 xe tăng, 295 xe thiết giáp, 276 hệ thống pháo, 7 hệ thống MLRS, 3 hệ thống phòng không. Tư lệnh Oleksandr Pavliuk khẳng định: "Quân đội Nga đang gánh chịu những tổn thất chưa từng có. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của mình và khiến kẻ thù phải trả giá đắt cho hành động xâm lược". Ukraine được '‘bật đèn xanh'’ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga Quyết định cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa, được cho là đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt, đang tạo ra một làn sóng chấn động trên trường quốc tế. Theo các nguồn tin từ CNN và The New York Times, động thái này đánh dấu một thay đổi chiến lược lớn trong chính sách của Washington, làm tăng nguy cơ leo thang căng thẳng chưa từng có giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Ảnh: Reuters Dù Nhà Trắng và Lầu Năm Góc từ chối bình luận, hai quan chức Mỹ tiết lộ, ông Biden đã cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS) để tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong Nga, đặc biệt tại vùng Kursk – nơi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn. ATACMS là loại tên lửa tầm xa với khả năng di chuyển ở tốc độ siêu thanh và có tầm bắn lên đến 300 km. Chúng có thể được triển khai từ hệ thống bệ phóng HIMARS, vốn đã nằm trong kho vũ khí của Ukraine từ năm 2022. Mặc dù Kiev đã nhận được ATACMS từ tháng 4, việc sử dụng chúng trước đây chỉ giới hạn trong các khu vực được coi là lãnh thổ Ukraine. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nhiệm kỳ của Tổng thống Biden sắp kết thúc, và cũng trùng với thời điểm Ukraine tăng cường các nỗ lực phản công. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đã kiên trì vận động để Mỹ dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa, tuyên bố trong bài phát biểu tối 17/11: "Các cuộc tấn công không cần lời giải thích. Tên lửa sẽ tự lên tiếng". Phía Nga nhanh chóng phản ứng trước thông tin này. Hãng tin RT dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, bất kỳ cuộc tấn công nào vào sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây sẽ bị coi là hành động khiêu khích nghiêm trọng. Tổng thống Vladimir Putin trước đây đã cảnh báo: "Ukraine không thể sử dụng vũ khí tầm xa mà không có sự chỉ đạo từ phương Tây. Quyết định này không chỉ là về việc cho phép hay không mà là bước tiến để NATO tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột". Ông Putin nhấn mạnh rằng, nếu Mỹ thực sự bật đèn xanh cho Ukraine, Nga sẽ triển khai các biện pháp đáp trả tương xứng để bảo vệ an ninh quốc gia. TASS dẫn lời ông Vladimir Dzhabarov, Phó chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế của Thượng viện Nga, cảnh báo rằng: "Việc Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga có thể dẫn đến thế chiến thứ 3". Trong khi đó, Ukraine nhìn nhận đây là cơ hội để chuyển từ thế phòng thủ sang thế chủ động. Các mục tiêu tại vùng Kursk – nơi đóng vai trò huyết mạch trong hoạt động hậu cần và quân sự của Nga – có thể sẽ là đích đến của những tên lửa tầm xa đầu tiên. Động thái này của Mỹ không chỉ tác động đến cục diện chiến trường mà còn đặt cộng đồng quốc tế trước nguy cơ lớn hơn. Việc NATO bị lôi kéo trực tiếp vào xung đột sẽ khiến cuộc chiến vượt khỏi biên giới Ukraine, gây ra những hậu quả khó lường. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Giá nhà ở Canada có thể đạt mức cao mới vào năm 2026

Giá nhà ở Canada có thể đạt mức đỉnh tương tự như năm 2022 vào năm tới và đạt mức cao mới vào năm 2026. Số lượng nhà cho thuê tại Canada tăng trong năm 2023 - Ảnh minh họa: besthomesbc.com Theo báo cáo về triển vọng thị trường nhà ở mới nhất của Tập đoàn Nhà ở và Thế chấp (CMHC) của Canada, giá nhà có thể đạt mức đỉnh tương tự như năm 2022 vào năm tới và đạt mức cao mới vào năm 2026. Số lượng nhà cho thuê trên thị trường tăng trong năm 2023, nguồn cung được dự báo không theo kịp nhu cầu, dẫn đến giá thuê cao hơn và tỉ lệ nhà trống thấp hơn trong những năm tới. Chuyên gia kinh tế trưởng Bob Dugan của CMHC cho biết các điều kiện tài chính không thuận lợi sẽ khiến các công ty xây dựng nhà gặp khó khăn hơn, trong việc bắt đầu các dự án cho thuê mới vào năm 2024. Nhưng đến năm 2025-2026, lãi suất sẽ thấp, sự hỗ trợ liên tục của chính phủ và các chính sách khuyến khích mật độ dân số cao ở các trung tâm đô thị sẽ khiến nhiều dự án trở nên khả thi hơn. Theo CMHC, trong ba năm tới, lãi suất thế chấp giảm và tốc độ tăng dân số mạnh nhất của đất nước kể từ những năm 1950 có thể sẽ thúc đẩy doanh số bán và giá nhà phục hồi. Tính đến cuối năm 2023, doanh số bán nhà đã giảm khoảng 1/3 so với mức đỉnh điểm vào đầu năm 2021. Khi lãi suất thế chấp và sự không chắc chắn về kinh tế giảm vào nửa cuối năm 2024, người mua sẽ bắt đầu quay trở lại thị trường. Sự trỗi dậy này cũng sẽ được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhu cầu đối với những ngôi nhà và giá thấp hơn trên thị trường khắp Canada. CMHC dự đoán hoạt động bán hàng từ năm 2025 - 2026 sẽ vượt qua mức trung bình 10 năm qua một chút, nhưng vẫn ở dưới mức kỷ lục được ghi nhận từ năm 2020 đến năm 2021, do giá nhà ở vẫn còn đắt đỏ. Số lượng nhà mới xây ở Canada dự kiến sẽ giảm trong năm nay, trước khi phục hồi vào năm 2025 và 2026, phản ánh tác động trễ của lãi suất cao hơn đối với hoạt động xây dựng mới. Một báo cáo tuần trước của cơ quan này cho thấy 137.915 căn hộ mới đã được khởi công xây dựng trong năm 2023 trên sáu thành phố lớn nhất của Canada, gần tương đương với mức của ba năm qua.
Xem thêm

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 10 đạt 1.330 tấn với kim ngạch hơn 5,8 triệu USD, tăng mạnh 88,9% so với tháng trước đó.  Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tháng 10 với 903 tấn, tăng mạnh 121,3% so với tháng 9. Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực đạt với 7.395 tấn, chiếm 66,3%. Mỹ đứng thứ 2 với 411 tấn và Trung Quốc đứng thứ 3 với 358 tấn. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, hoa hồi là một trong những loại nông sản có giá trị cao, được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn ở nhiều thị trường quốc tế. Nhờ vào hương thơm đặc trưng và những công dụng phong phú trong ngành thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp mỹ phẩm, đến nay hoa hồi Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới. Hoa hồi của Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại nhiều khu vực Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia thuộc EU. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc được coi là hai thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam, chiếm lần lượt 50% và 25%. Việt Nam là nhà cung cấp tiềm năng cho thị trường gia vị và hương liệu thế giới - trị giá đạt 21,3 tỷ USD vào năm 2021 và sẽ tăng lên 27,4 tỷ USD vào năm 2026. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
Xem thêm

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), EVFTA đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng vọt từ 35 tỷ Euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ Euro vào năm 2023. Sự tăng trưởng được thể hiện rõ trong các lĩnh vực như: điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp và hải sản theo lộ trình cắt giảm thuế quan khi FTA này có hiệu lực. EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Tại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu diễn ra tại Hà Nội chiều 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Thống kê từ số liệu Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%. EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Hiện nay, Hà Lan là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu. Cùng với Hà Lan, các nước Đức, Italia, Bỉ, Pháp… đều là những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu mạnh vào EU gồm máy móc và thiết bị điện, giày dép, thiết bị, lò phản ứng, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và phụ kiện, sắt thép, cà phê, trà, gia vị… Riêng tháng 7/2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt hơn 20,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng  khoảng 16,8%; nhập khẩu tăng khoảng 10 %. EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tín hiệu đáng mừng là người tiêu dùng châu Âu ngày càng cởi mở, ưa chuộng hàng châu Á chất lượng. Việc thực thi Hiệp định EVFTA là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực châu Á đặc biệt về giá tại thị trường quan trọng này. Xuất khẩu chính ngạch giúp doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn Tại Hội thảo, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ lưu ý các doanh nghiệp nên chú trọng tuân thủ các nguyên tắc để tập trung xuất khẩu sản phẩm chính ngạch. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp.  Lý giải điều này, Đại diện đến từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết, xuất khẩu không chính ngạch thủ tục đơn giản, nhanh gọn; chi phí thấp hơn, không phải chịu nhiều loại thuế, phí nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi như: chất lượng hàng hóa khó kiểm soát, chất lượng không đồng đều, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam; rủi ro cao hơn, dễ xảy ra tranh chấp, vi phạm pháp luật; hàng hóa chủ yếu tập trung vào các thị trường nhỏ lẻ, biên giới; không được hỗ trợ; khó đảm bảo tính bền vững, dễ bị cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, mặc dù cần thủ tục phức tạp, nhiều giấy tờ hơn; chi phí cao hơn do phải chịu các loại thuế, phí nhưng xuất khẩu chính ngạch lại giúp chất lượng hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng; nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam… Như vậy, nếu xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp hơn, pháp lý rõ ràng; hàng hóa tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính; nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách, vốn; góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế. Do vậy, muốn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường châu Âu, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu, các tiêu chuẩn, quy định của thị trường, đánh giá năng lực hiện tại và lập kế hoạch. Ngoài ra, cần chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu (ISO 9001, HACCP,...). Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã chọn, đào tạo nhân viên; đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Cùng đó, cải tiến công nghệ, nâng cao kỹ năng nhân viên, kiểm soát chất lượng chặt chẽ; sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu… Doanh nghiệp cần thận trọng khi tham gia vào thương trường quốc tế Phát biểu tại Hội thảo, ông Neil Nguyễn - Tổng giám đốc Công ty tư vấn Xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Âu thông tin, doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế do cách tiếp cận khách hàng không hiệu quả, thường mất liên lạc với khách hàng sau khi gửi mẫu và báo giá; không đạt được kết quả mong muốn trong và sau khi tham dự hội chợ thương mại quốc tế. Vì vậy, ông Neil Nguyễn cho rằng, tham gia xuất khẩu trực tiếp sẽ đảm bảo 100% khách hàng thật, giao thương thật. Đồng tình với ý kiến rằng doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế, ông Nguyễn Thành Hưng, chuyên gia tư vấn cao cấp của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế Văn phòng Chính phủ cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, đánh giá, kiểm tra, xác minh thông tin nhận được từ bên môi giới thông qua các nguồn thông tin chính thống như thông qua Hiệp hội ngành nghề, cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự củaViệt Nam tại nước sở tại của bên mua. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong quá trình trao đổi, đàm phán để không mất đi vai trò trọng yếu của mình và bên còn lại trong giao dịch mua bán hàng hoá, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào bên môi giới. Hơn nữa, trong bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, để ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên thì hợp đồng mua bán phải được thiết kế với những điều khoản chặt chẽ tương ứng. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí vận tải, doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức vận tải đường biển thông qua các hãng tàu có chức năng vận chuyển. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là quy định về giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển để lường trước rủi ro phát sinh cũng như chuẩn bị sẵn phương án xử lý. Theo Vietnamexport tổng hợp
Xem thêm

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD. Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 15 ngày đầu tháng 11/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 8.082 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,4 triệu USD. Nedspice, Trân Châu và Olam Việt Nam là 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất nửa đầu tháng 11, lần lượt đạt 988 tấn, 895 tấn và 865 tấn. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ đạt 2.362 tấn, chiếm 29,2% thị phần. Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới sẽ biến động theo xu hướng giảm Trước đó, VPSA cho hay, tính đến hết tháng 10/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 219.387 tấn hồ tiêu các loại, trong đó, tiêu đen đạt 193.892 tấn, tiêu trắng đạt 25.495 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,112 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 1,9% (tiêu đen giảm 3,3%, tiêu trắng tăng 10,8%), tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 48,0%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 10 tháng đạt 4.971 USD/tấn, tăng 1.528 USD và tiêu trắng đạt 6.626 USD/tấn, tăng 1.671 USD so với cùng kỳ năm 2023.. Như vậy, đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nửa đầu tháng 11/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 2.484 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 14,3 triệu USD, so với nửa đầu tháng 10 lượng nhập khẩu tăng 8,2%. Olam Việt Nam và Harris Spice là hai doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu, đạt 894 tấn, chiếm 36,0% và 530 tấn, chiếm 21,3%. Trong khi đó, Indonesia tiếp tục là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 82,3%, đạt 2.045 tấn. Tính chung 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 28.596 tấn hồ tiêu các loại, trong đó, tiêu đen đạt 25.456 tấn, tiêu trắng đạt 3.140 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 131,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu tăng 27,1%, kim ngạch tăng 78,5%. Indonesia trở thành quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 36,0% đạt 10.287 tấn, tăng 257,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Brazil đạt 9.013 tấn, chiếm 31,5%, giảm 35,5% và Campuchia chiếm 23,4%, đạt 6.695 tấn, tăng 96,7%. Như vậy, đến thời điểm giữa tháng 11/2024, Việt Nam chi 145,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu. Hiện, giá hồ tiêu tại thị trường trong nước hôm nay (18/11) trung bình ở mức 139.300 đồng/kg. Tính chung trong cả tuần vừa qua, giá hồ tiêu giảm 500 - 1.500 đồng/kg so với tuần trước. Nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm là do nguồn cung ổn định tại các quốc gia sản xuất lớn, trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc. Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) - cho biết, giá tiêu ở Việt Nam giảm là do Indonesia vừa vào vụ thu hoạch. Mặt khác, do đang vào đầu vụ cà phê nên nhiều đại lý tranh thủ bán ra hồ tiêu trong kho để mua cà phê. Theo các chuyên gia, Việt Nam sắp vào vụ thu hoạch với sản lượng dự báo trên dưới 170.000 tấn, chiếm khoảng 35 - 40% nguồn cung toàn cầu. Do đó, giá hồ tiêu trên thế giới có thể còn biến động. Dựa trên các diễn biến hiện tại, một số ý kiến cho rằng, giá tiêu tại thị trường trong nước được dự báo sẽ duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ tại một số khu vực. Trên thị trường quốc tế, giá tiêu nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm nhẹ do áp lực từ đồng USD mạnh lên và nhu cầu tiêu thụ yếu ở các thị trường lớn. Trong khi đó, ông Bính lại nhận định, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024. Nguyên nhân trước hết là do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 đang ảnh hưởng lớn tới năng suất cây hồ tiêu, dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm. Trong khi đó, phần lớn người trồng tiêu ở Việt Nam hiện đều có nguồn thu khác từ cà phê, sầu riêng… nên không vội bán ra sau khi thu hoạch mà sẽ chờ đến khi thấy giá tốt hơn thì mới bán. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hồ tiêu cho biết, lượng hồ tiêu tồn kho tại Việt Nam hiện rất ít, trong khi vụ thu hoạch năm 2025 dự kiến sẽ chậm hơn thường lệ 1-2 tháng và sản lượng giảm do hạn hán. Điều này sẽ tạo sự thiếu hụt nhất định về nguồn cung, qua đó sẽ tác động tích cực lên giá hồ tiêu thế giới. Theo Báo Công Thương
Xem thêm

Bản tin thị trường Campuchia tháng 10 năm 2024

Thương vụ Việt Nam tại Campuchia xin gửi Bản tin thị trường Campuchia từ ngày 1 đến 31 tháng 10 năm 2024 để doanh nghiệp, người dân tham khảo. - Campuchia và Qatar đẩy nhanh đàm phán DTA (29/10). Campuchia và Qatar đã nhất trí đẩy nhanh đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) để thúc đẩy quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn và tạo điều kiện tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước. Vòng đàm phán đầu tiên đã kết thúc thành công tại Qatar, đặt nền tảng cho các cuộc thảo luận tiếp theo và phát triển DTA toàn diện. Hiện tại, Campuchia đã triển khai DTA với Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Indonesia, Đặc khu hành chính Hồng Công của Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc. Ngoài ra, Vương quốc này đang hợp tác với bảy quốc gia về DTA để tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Bảy quốc gia đó là Philippines, Lào, Myanmar, Pháp, Nhật Bản, Maroc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. - Hội chợ triễn lãm 2024: Triển lãm hàng hóa xuất nhập khẩu Campuchia lần thứ 17 (The 17th Cambodian and Import/Export Goods Exhibition) tại Borey Peng Houth Boeung Snor (địa chỉ tại phường Nirouth, quận Khan Chbar Ampov, Phnom Penh) từ ngày 13 đến 16 tháng 12 năm 2024. Triển lãm có khoảng 250 đến 300 gian hàng, bao gồm các gian hàng chung từ Bộ Thương mại, các Sở ban ngành tỉnh/thành phố, Đại sứ quán nước ngoài tại Campuchia, các công ty tư nhân trong và ngoài nước. Triễn lãm này góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển khu vực tư nhân kết nối doanh nghiệp Campuchia và nước ngoài. Bộ Thương mại kính mời các vị khách quốc tế, doanh nhân, nhà sản xuất, nhà đầu tư và công chúng có nhu cầu trưng bày sản phẩm, dịch vụ tại sự kiện nêu trên gửi đơn đăng ký tham gia đến Cục Triển lãm, Tổng cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại trước ngày 20 tháng 11 năm 2024. Trong khuôn khổ triễn lãm, Campuchia tổ chức các sự kiện: Diễn đàn Thương mại Kỹ thuật số, Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Campuchia-Hàn Quốc, Hoạt động Kết nối Doanh nghiệp, Triển lãm Công nghiệp & Sẵn sàng Xuất khẩu, và Hòa nhạc. Về Diễn đàn thương mại kỹ thuật số: Diễn đàn Thương mại kỹ thuật số và Triển lãm trực tuyến Campuchia là sự kiện đầu tiên thuộc loại hình này tại quốc gia này và sẽ diễn ra cùng với Triển lãm hàng hóa xuất nhập nhập khẩu Campuchia lần thứ 17. Cả hai sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 12 năm 2024, tại PH Grand Hall tại Borey Peng Huoth Boeung Snor ở Phnom Penh. “Diễn đàn và triển lãm nhằm mục đích thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thương mại số tại Campuchia đồng thời hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương trên toàn cầu. Theo Bộ Thương mại Campuchia (MOC), sự kiện này sẽ nêu bật vai trò ngày càng tăng của Campuchia trong nền kinh tế số và thúc đẩy sự mở rộng của thương mại số tại quốc gia này; các doanh nhân Campuchia đều có thể tham gia trưng bày và bán các sản phẩm quốc gia Campuchia tại các thị trường trong nước và quốc tế thông qua CambodiaTrade.com trong triển lãm sắp tới. - Thương mại Campuchia với các nước: Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt (GDCE), xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia đã tăng 23,33% trong tám tháng đầu năm 2024, so với cùng kỳ năm ngoái, mang về cho Campuchia 9,08 tỷ USD, chiếm 51,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 17,58 tỷ USD của Campuchia trong cùng giai đoạn. Tất cả các phân khúc thuộc ngành GFT đều tăng kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái: kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc dệt kim và phụ kiện quần áo đạt 4,36 tỷ USD, tăng 20,1%; hàng may mặc không dệt kim đạt 2,11 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm ngoái; các mặt hàng da và hàng du lịch đã mang về 1,37 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu giày dép đạt 1,08 tỷ USD với mức tăng trưởng 22,4% so với cùng kỳ ngoái... - Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng từ Hà Nội tới Phnom Penh: Ngày 27/10/2024, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã chính thức khai trương đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội tới thủ đô Phnom Penh của Vương quốc Campuchia, trở thành hãng hàng không duy nhất của Việt Nam khai thác đường bay này, góp phần hoàn thiện mạng lưới kết nối và giao thương giữa hai quốc gia láng giềng. Tham dự buổi lễ có Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Huy Tăng, Bộ trưởng phụ trách Cơ quan Hàng không Dân dụng Campuchia (SSCA) Mao Havannall, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Huot Hak, cùng đại diện các bộ, ngành, hiệp hội du lịch, các hãng hàng không và doanh nghiệp hai nước. Sau hơn 4 tháng chuẩn bị, đường bay thẳng giữa thủ đô hai nước đã chính thức đi vào hoạt động với tần suất 4 chuyến một tuần vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật, được khai thác bằng máy bay phản lực hiện đại Airbus A321. Đường bay mới này sẽ nâng tổng số đường bay giữa Việt Nam và Campuchia của Vietnam Airlines lên 5 đường bay từ cuối tháng 10/2024 và tổng số chuyến bay giữa hai quốc gia sẽ lên tới 86 chuyến bay mỗi tuần, góp phần quan trọng vào việc gia tăng mạng lưới kết nối giữa hai quốc gia. Bên cạnh vai trò cầu nối về địa lý, trung chuyển hành khách hay hàng hóa, những chuyến bay thẳng còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương của hai nước trên mọi lĩnh vực; thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hai nước giao lưu, thăm thân, du lịch, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau; đường bay thẳng sẽ đặc biệt thuận lợi cho các doanh nhân và khách du lịch trong nước và quốc tế, cũng như thúc đẩy phát triển các gói du lịch giữa hai nước Việt Nam-Campuchia. Ngoài ra, việc khai trương các chuyến bay thẳng sẽ là biểu tượng thành công của mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác trong mọi lĩnh vực của hai nước Việt Nam và Campuchia. - Du lịch CAMPUCHIA: Theo báo cáo của Bộ Du lịch, Campuchia đã thu hút 4,8 triệu du khách nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 22% so với mức 3,92 triệu của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, du khách Thái Lan đứng đầu bảng xếp hạng lượng khách du khách đến CAMPUCHIA, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Mỹ. CAMPUCHIA nổi tiếng với đền Angkor, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, ở tỉnh Siem Reap, và một vịnh đẹp ở phía tây nam Sihanoukville. Ngoài ra, CAMPUCHIA còn có 3 di sản thế giới khác, cụ thể là Khu đền Sambor Prei Kuk ở tỉnh Kampong Thom, đền Preah Vihear và đền Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear. Du lịch là một trong bốn trụ cột nền kinh tế Campuchia, bên cạnh xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và du lịch, nông nghiệp, xây dựng và bất động sản. Bộ Du lịch Campuchia phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Campuchia tổ chức Diễn đàn Du lịch Campuchia-Ấn Độ năm 2024 vào ngày 31/10/2024 tại tỉnh Siem Reap với chủ đề “Tiềm năng của thị trường du khách Ấn Độ đối với lĩnh vực du lịch Campuchia: uy tín, vị thế và sự chuẩn bị điều kiện vật chất”. Diễn đàn được tổ chức để thúc đẩy trao đổi văn hoá, đặc biệt củng cố hợp tác du lịch song phương Campuchia-Ấn Độ, thúc đẩy dòng du khách và thu hút nhà đầu tư Ấn Độ tới đầu tư vào lĩnh vực du lịch Campuchia và để tham gia thúc đẩy chiến dịch “Năm du lịch Campuchia-Ấn Độ lần thứ nhất 2024” và “Tham quan Siem Reap năm 2024”. Đồng thời, diễn đàn này cũng sẽ tạo điều kiện cho chuyên gia du lịch tư nhân, bên liên quan của hai nước đã gặp thảo luận, chia sẻ ý tưởng mới, trao đổi kinh nghiệm hay và tìm chiến lược trong việc tham gia phát triển du lịch bền vững, trách nhiệm, nhất là trao cơ hội cho lĩnh vực tư nhân hai nước gặp nhau, củng cố mạng lưới quan hệ với nhau”. - CAMPUCHIA phát triển trồng điều: Campuchia đứng thứ ba thế giới về diện tích trồng điều (28/10). Ông Ngin Chhay-Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp, đã phát biểu trong buổi ra mắt chính thức tài liệu “Diện tích trồng điều tại Campuchia năm 2024, đã nêu bật Campuchia với diện tích trồng điều ước tính là 580.117 ha đứng thứ ba thế giới về diện tích canh tác cây trồng này. Các tỉnh trồng nhiều điều nhất bao gồm Kampong Thom, Kratie, Stung Treng, Siem Reap, Kampong Cham, Oddar Meanchey, Mondulkiri, Ratanakiri, Preah Vihear, Tbong Khmum và Kampong Chhnang, trong đó, tỉnh Kampong Thom có diện tích trồng điều lớn nhất với khoảng 147.700 ha, tiếp theo là tỉnh Kratie với 102.500 ha và tỉnh Ratanakiri với 97.200 ha. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF) việc ra mắt tài liệu các vùng trồng điều tại Campuchia để đảm bảo tất cả các bên liên quan đều có quyền truy cập vào thông tin và bản đồ chính xác về các vùng trồng điều, tạo điều kiện quản lý hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên đất nông nghiệp. Tài liệu này sẽ hỗ trợ thêm cho việc phát triển quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và phân vùng nhằm quản lý hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên nông nghiệp. Theo Ông Uon Silot, Chủ tịch Hiệp hội hạt điều Campuchia (CAC), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bản đồ mới công bố về các vùng trồng điều; bản đồ này rất quan trọng đối với các đối tác phát triển, tổ chức và công ty trong ngành điều, thúc đẩy họ đánh giá lại và điều chỉnh chiến lược của mình dựa trên dữ liệu rõ ràng để xây dựng các kế hoạch hiệu quả cho sự phát triển của ngành điều tại CAMPUCHIA. - Chủ tịch AIIB nhấn mạnh rằng phát triển cơ sở hạ tầng kết nối rất quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế Campuchia: Ngày 09/10/2024, trong cuộc gặp với Samdech Thipadei Hun Manet-Thủ tướng Campuchia tại Viêng-chăn, Lào, ông Kim Lập Quần-Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã: (1) Bày tỏ vui mừng được tham gia phát biểu quan trọng trong phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao khu vực và nội dung chính trong phát biểu của ông Kim Lập Quần tập trung vào tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng kết nối ở khu vực châu Á để hỗ trợ phát triển của các nước trong khu vực; (2) Bày tỏ vui mừng phấn khởi vì AIIB đã đóng góp vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Campuchia; (3) Thông báo với Samdech Thipadei rằng Campuchia là một quốc gia sáng lập đã tham gia vào việc thành lập AIIB từ 9 năm trước. Điều này khẳng định về hợp tác tốt đẹp và đóng góp rất quan trọng của Campuchia trong từng bước phát triển và hoạt động của AIIB; (4) Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng kết nối để thúc đẩy và đảm bảo tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhất là cải thiện cơ sở hạ tầng thủ đô Phnom Penh để đẩy mạnh thu hút du khách và nhà đầu tư. Theo Thương vụ Việt Nam tại Campuchia
Xem thêm
22/11/2024

Nắm vững và cập nhật các quy định mới để tăng tốc xuất khẩu vào EU

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, sau 4 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12% - 15%⁄năm. Theo ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN. Đặc biệt, một số sản phẩm thế mạnh của nước ta như điện tử, dệt may, giày dép, nông sản…đang xuất khẩu chủ yếu sang thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, cái khó tại thị trường EU mà doanh nghiệp Việt phải đối mặt chính là sự thay đổi thường xuyên của các quy định, tiêu chuẩn. Thời gian gần đây, một số mặt hàng bị ảnh hưởng bởi các quy định quy trình mới về nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào EU gồm gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ... Liên quan đến nội dung này, ông Đinh Sỹ Minh Lăng- Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã chỉ ra một vài đơn cử như: Tháng 05/2024, EU ban hành quy định quy trình mới về nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Theo đó, từ ngày 3/6/2024, tất cả doanh nghiệp có liên quan tới hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào EU đều phải khai báo dữ liệu trước khi hàng đến vào Hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu (ICS2). Cần nói thêm, tuân thủ hệ thống ICS2 là bắt buộc đối với tất cả các lô hàng quá cảnh qua bất kỳ quốc gia EU nào ngay cả khi điểm đến cuối cùng không phải là một phần của EU. Nếu các bên giao dịch chưa chuẩn bị sẵn sàng và không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của ICS2, hàng hóa của họ sẽ bị dừng ở biên giới EU và không được cơ quan Hải quan thông quan. Với quy định này, nếu doanh nghiệp Việt Nam không nắm được sẽ phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng khi các containers và lô hàng sẽ bị dừng tại biên giới với EU; hàng hoá sẽ không được thông quan bởi hải quan EU; hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU. Một quy định khác khá phổ biến mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2024 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. EU đang triển khai kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, ông Đinh Sỹ Minh Lăng khuyến nghị doanh nghiệp chọn con đường chính ngạch nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam với tính pháp lý rõ ràng, rủi ro thấp hơn và có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các quy định mới về thị trường này, thông qua các webiste uy tín, và cần nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn, quy định riêng của thị trường ngoài tiêu chuẩn chung của khối EU, từ đó lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã chọn, đào tạo nhân viên…. Theo VietnamExport (tổng hợp)
Xem thêm

Yến sào Kon Tum- "TINH HOA" hàng Việt Nam!

22/05/2024
YẾN SÀO KON TUM - NIỀM TỰ HÀO CỦA NÚI RỪNG TÂY NGUYÊN  Đến với thành phố Kon Tum hôm nay chúng ta không thể không ngỡ ngàng bởi Kon Tum đã khoác trên mình một diện mạo mới, một Kon Tum trẻ trung và năng động, luôn chào đón du khách trong và ngoài nước. Có được diện mạo này là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố cũng như sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có một doanh nghiệp tưởng chừng như không bao giờ có giữa núi rừng Tây Nguyên đã được xây dựng và lớn lên đó là Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum.  Tiền thân là hộ kinh doanh thành lập 10/10/2017 đến 04/11/2020 đổi tên thành Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum, qua 6 năm hình thành và phát triển, các sản phẩm của Yến Sào Kon Tum đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong thị trường Yến sào Việt Nam. Với tôn chỉ“ Chất lượng hàng đầu, sức khỏe người tiêu dùng là quan trọng” trong nhiều năm qua Yến Sào Kon Tum đã không ngừng nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới hiện đại, cải tiến mẫu mã, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Từ xây dựng vùng nguyên liệu các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói và phát triển thị trường đều được vận hành theo một quy trình khép kín.  Từ đó, Yến Sào Kon Tum đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm vừa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng luôn tuân thủ nghiêm nghặt các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và tôn chỉ của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm hiện nay Yến Sào Kon Tum đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm như: Tổ Yến thô; Yến tươi; Yến tinh chế; Yến chưng; Yến chưng không đường, Yến sâm, Thực Phẩm bổ sung: Yến kid’s, Yến đông trùng. Trong đó sản phẩm Yến chưng không đường được công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao; Yến tinh chế, Yến chưng, Yến sâm, Thực Phẩm bổ sung: Yến kid’s đã được công nhận là sản phẩm Ocop 4 sao.  Điều đặc biệt nhất của sản phẩm Yến Sào Kon Tum được người tiêu dùng đánh giá cao đó là sản phẩm  Nước Yến sâm, bởi Yến sâm được chế biến với sự kết hợp hoàn hảo giữa yến sào thiên nhiên và củ sâm dây trên dãy núi Ngọc Linh. Sâm để sản xuất  sản phẩm này được chọn từ củ Sâm dây Ngọc Linh  là loại dược liệu quý hiếm  được thiên nhiên ban tặng phân bố  trong  núi rừng tự nhiên, tại dãy núi Ngok Linh (hay còn gọi là Ngọc Linh), nằm trên dải Trường Sơn Nam qua tỉnh Kon Tum Song hành cùng sản xuất Yến Sào Kon Tum đã mở rộng hệ thống phân phối đi các tỉnh như: TP HCM , Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai , Đà Nẵng , Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ và nhiều tỉnh thành khác….  đã mở được chuỗi cửa hàng ở khu vực Miền Bắc.  Ngoài việc tìm kiếm thị trường trên toàn quốc, Công ty được UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum hỗ trợ mở gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại số 339 Phan Chu Trinh, TP Kon Tum. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thân quen cũng như du khách khi đến với Kon Tum. Dẫu biết rằng sản phẩm mang thương hiệu Yến Sào Kon Tum không đem ra để so sánh với sản phẩm khác, bởi mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, nhưng bằng nhiệt huyết, cái tâm vì khách hàng, đặt sức khỏe của khách hàng là điều tiên quyết sản phẩm mang thương hiệu Yến Sào Kon Tum dám tự tin khẳng định rằng đó là những sản phẩm tốt và có giá cả hợp lý.   MỤC TIÊU VƯƠN TẦM QUỐC TẾ! Với thế mạnh về sản phẩm chất lượng cao và mục tiêu mang "Tinh hoa hàng Việt Nam - vươn xa thị trường Quốc tế",  trong những năm tiếp theo, định hướng của Ban lãnh đạo công ty là "xuất khẩu" đi nhiều thị trường quốc tế. Cùng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, các sở, ban ngành, sự chỉ đạo, lãnh đạo của ban giám đốc, tập thể CBCNV, người lao động toàn Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo không ngừng để sản xuất những sản phẩm với giá cả hợp lý, đáp ứng niềm tin, kỳ vọng của khách hàng, đưa sản phẩm Yến Sào Kon Tum vươn xa hơn nữa, từng bước khẳng định vị thế của thương hiệu "Yến Sào Kon Tum" trên bản đồ Yến Sào Việt Nam và thế giới!
Đọc thêm0

Cà phê Lâm Chấn Âu - Hương vị nhớ mãi không quên

07/05/2024
GIỚI THIỆU CÔNG TY Công ty TNHH Trà và Cà phê Lâm Chấn Âu là doanh nhiệp hàng đầu về sản phẩm Trà và Cà phê tại An Giang. Với mục tiêu tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng, tiêu chí đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, chúng tôi nói không với các chất phụ gia và chất bảo quản. Chúng tôi đạt được nhiều chứng nhận an toàn sức khỏe. Với hơn 40 năm lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Trà và Cà phê Lâm Chấn Âu, chúng tôi tự hào vì luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. CUNG CẤP DỊCH VỤ: – Cung cấp trà và cà phê sạch, chất lượng cao. – Cung cấp cà phê hạt, cà phê bột phối trộn theo nhu cầu khách hàng. – Nhượng quyền thương hiệu Lâm Chấn Âu Coffee. LÂM CHẤN ÂU COFFEE Cuối năm 2022 công ty khai trương thành công quán cà phê mang tên: Lâm Chấn Âu Coffee bao gồm 3 phần chính: không gian quán, không gian trà đạo và không gian sân vườn với quy mô 4000m². Ngoài ra, chúng tôi còn là đối tác lâu dài với nhiều hệ thống nhà hàng, resort, khách sạn, quán cà phê,… Trong tương lai công ty sẽ tiếp tục phát huy truyền thống trà và cà phê nhằm mang sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng khu vực lân cận và lan rộng khắp thế giới. Cà Phê Lâm Chấn Âu Hương Vị Nhớ Mãi Không Quên Hơn 40 năm tìm kiếm hương vị cà phê nguyên bản, chúng tôi đã và đang cung cấp cho thị trường Việt những tách cà phê đúng nghĩa từ vùng cao nguyên. Dây Chuyền Sản Xuất Hiện Đại Với công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất khép kín, chuyên nghiệp, chủ động trong nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm sạch, Lâm Chấn Âu luôn khẳng định được vị thế của mình trước người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Ươm Tinh Hoa Chúng tôi gọi quy trình ướp trà là quá trình ươm tinh hoa. Vì phải ướp thật khéo, tinh tế và thật tập trung thì mẻ trà có được mới đủ hương – sắc vẹn toàn… Trà Sen thanh nhã mang cả hương đồng quê cỏ nội làng quê Việt Nam vào tận tâm hồn. Trà Lài thoang thoảng hiện lên sắc màu tinh khôi của loài hoa đẹp về đêm…
Đọc thêm0

Trà thảo dược DATO - Chất lượng tạo nên Thương hiệu

06/05/2024
CÂU CHUYỆN VỀ THẢO DƯỢC TÂY NGUYÊN Núi Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam. Với độ cao khoảng 800 – 2.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, tại đây có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, nổi bật có thể kể đến Sâm Ngọc Linh, loài sâm được xem như quốc bảo của Việt Nam. Công Ty TNHH Thảo Dược Tây Nguyên có trụ sở tại Huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum thừa hưởng nguồn dược liệu sạch sẵn có, chất lượng cao, trữ lượng dồi dào của núi Ngọc Linh. Nhờ đó, chúng tôi tạo ra được những sản phẩm chất lượng, dược tính cao giúp nâng cao sức khỏe cho người dùng. NỀN NÔNG NGHIỆP VÙNG NGỌC LINH  Sống quanh chân núi Ngọc Linh chủ yếu là đồng bào Xê Đăng. Từ xa xưa, đồng bào Xê Đăng đã biết tận dụng nguồn dược liệu phong phú của vùng Ngọc Linh để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh và bồi bổ mỗi khi đau ốm. Với chất lượng tuyệt vời, trong một thời gian dài, các loại dược liệu vùng Ngọc Linh bị đồng bào khai thác cạn kiệt để bán cho thương lái, xuất đi Trung Quốc Ngày nay, với sự hỗ trợ của nhà nước, đồng bào Xê Đăng đã tham gia bảo tồn, trồng dưới tán rừng và khai thác một cách khoa học các loại dược liệu này như một kế sinh nhai bền vững. Tại đây, các loại thảo dược được trồng trong môi trường gần gũi với tự nhiên nhất, ít được chăm bón phân, không dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vậy, tận dụng lợi thế sẳn có từ rừng để tạo ra nguồn dược liệu sạch sẵn có, chất lượng cao. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÚNG TÔI Chúng tôi xây dựng chuỗi liên kết với đồng bào bào Xê Đăng sống quanh chân núi Ngọc Linh trồng các loại dược liệu vùng Ngọc Linh trong điều kiện bán tự nhiên, dưới những cánh rừng tự nhiên vùng Ngọc Linh. Từ đó, tạo ra những điều kiện gần gũi nhất với môi trường sống tự nhiên của các loài dược diệu quý. Với phương pháp canh tác đó, chúng tôi tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao, tương đương với việc khai thác tự nhiên, giúp bảo tồn được nguồn dược liệu quý của vùng đất này và tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt, nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình, chúng tôi mong muốn góp phần giúp đồng bào Xê Đăng vùng Ngọc Linh khai thác hiệu quả tài nguyên rừng, giúp họ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững từ rừng.
Đọc thêm0

FOODTECH - “Chất lượng - Uy Tín Quý hơn vàng”

07/12/2023
TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA FOOD TECH “Tốt Từ Tâm” Là mục tiêu, sứ mệnh xuyên suốt hành trình phát triển của Dược Phẩm Food Tech nhằm mang lại những lợi ích cao nhất về sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và xã hội. Tâm làm gốc, làm nền móng để gây dựng, phát triển với thông điệp sâu sắc: Chất lượng-Uy Tín Quý hơn vàng. Chữ Tâm còn có ý nghĩa cao cả là niềm tin, là đức tin là Kim Chỉ nam trong suốt hành trình phụng sự nhân sinh. Cổ nhân có câu (Tâm Sinh Tướng) Chữ Tâm trong lĩnh vực kinh doanh là đạo đức trong kinh doanh. Người làm kinh doanh có tâm không dùng thủ đoạn thấp kém, tôn trọng pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng. Bản chất làm ăn kinh doanh là làm ra nhiều tiền, làm giàu dẫn tới 2 trường hợp làm giàu hợp pháp và bất hợp pháp. Người kinh doanh chân chính đặt cái tâm vào sẽ không vì lợi nhuận (nhất là trong ngành dược phẩm) để rồi bất chấp làm tổn hại sức khỏe của khách hàng. Khi đặt tâm vào kinh doanh, bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, đề cao lương tâm, phục vụ khách hàng, sản phẩm chất lượng tốt giúp cho việc sản xuất kinh doanh sẽ phát triển thuận lợi, họ càng nỗ lực làm việc tốt tạo thành vòng tuần hoàn làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Đạo đức trong kinh doanh rất quan trọng mang lại chữ tín và sự phát triển bền vững cho Food Tech, cũng là mang lại niềm tin cho khách hàng. TÂM HUYẾT VÀ CƠ DUYÊN HÌNH THÀNH NÊN FOOD TECH Con đường sức khỏe xanh, vì chất lượng cuộc sống. Nơi Hạnh Phúc vẹn toàn. Tình Trạng lạm dụng, sử dụng bừa bãi hoá chất và chất tổng hợp để sản xuất thuốc và các chất bổ sung, vì lợi ích thương mại của các hãng dược phẩm đã gây ra những hậu quả khôn lường, không những cho thế hệ chúng ta mà còn là gánh nặng cho con cháu mai sau. Xu hướng của các nước văn minh, phát triển trên thế giới là sử dụng thuốc, TPCN có nguồn gốc từ thảo dược và thiên nhiên để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn và sự phá huỷ của các gốc tự do nhằm cải thiện chất lượng phòng, chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm đẹp, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Food Tech được xây dựng bởi Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, ông Đoàn Văn Đại một người yêu triết lý phương đông, có kiến thức về phong thuỷ và là người rất đam mê và có duyên với đông y cổ truyền, được nhiều nhà đông y nổi tiếng quý mến và tin tưởng tặng cho nhiều sách, bộ sách hán cổ về đông y do chính các tiền nhân trong gia đình nhà Lương Y Nguyễn Văn Minh truyền lại đặc biệt là bộ sách “Thạch Thất Bí Lục” có niên đại hơn 300 năm, sau đó chủ tịch đã mang về Viện Hán Nôm Việt Nam dịch và ứng dụng vào nghiên cứu bào chế đạt được nhiều kết quả.  Bộ sách “Thạch Thất Bí Lục” Nguyên bản là sách cổ, khắc in ván gỗ ( in mộc bản, không phải sách chép tay ). Xét về đặc điểm đây là tập sách đã được người đời trước đang dùng, vì trong văn bản có một số trang được chấm câu bằng sơn đỏ.        “ Thạch Thất Bí Lục”   có kích thước 23 x 15cm, gồm 58 tờ đóng gấp ra sau gáy sách, mỗi tờ tạo thành 2 trang. Xét về hình thức, văn bản này được in từ bản ván khắc.  Bộ Sách Thạch Thất Bí Lục Về soạn giả “Thạch Thất Bí Lục” có ghi như sau: 1/ ”SƠN ÂM TRẦN SỸ ĐẠC”, Hiệu là VIỄN CÔNG PHỦ làm việc “kính tập” (tức sưu tầm, sắp xếp) 2/ Nghĩa Ô Kim Dĩ Mưu, Hiệu là Hiếu Dĩ Phủ làm việc “đính định” (tức hiệu đính, xác định). 3/ Lý Tổ Vịnh, Hiệu là Tử Vịnh Phủ, làm việc “ tham khảo ”(tức cung cấp tư liệu) Food Tech đang không ngừng nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới, với phương châm (Tốt Từ Tâm), là kim chỉ nam nhận thức sự hài lòng của khách hàng để xây dựng thương hiệu. nên tất cả các sản phẩm của Food Tech, đều được xin bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại cục sở hữu trí tuệ, và xin công bố tại cục VSATTP thuộc Bộ Y tế Việt Nam với tất cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về Xương khớp, tiểu đường, áp huyết, gút, gan, thận… nam học, hiếm muộn nâng cao chất lượng cuộc sống. Với Tầm nhìn và Tâm huyết của Chủ Tịch-Người sáng Lập Food Tech về các dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Đến với Food Tech, Food Tech sẽ mang đến cho bạn giá trị hạnh phúc cốt lõi của cuộc sống. Với Phương châm “Lợi ích của khách hàng chính là sự lớn mạnh của Food Tech”. Bằng Uy Tín và chất lượng, Food Tech Tin tưởng rằng với những sản phẩm do Food Tech cung cấp sẽ luôn là sự lựa chọn tốt nhất để bạn và gia đình luôn an tâm, tinh thần thỏa mái, thân hình khỏe mạnh và một trái tim tràn đầy yêu thương. Đúng với triết lý "TÂM AN - LỰC KHỎE - KHƠI NGUỒN HẠNH PHÚC"
Đọc thêm0
Đọc thêm
popup

Số lượng:

Tổng tiền: