Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị gỡ vướng kiểm tra chuyên ngành

0
BỞI Trang Thông Tin Điện Tử Xuất Nhập Khẩu IMEX NEWS

Nhiều bất cập về kiểm tra chuyên ngành ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu (XK) thủy sản đã được các doanh nghiệp kiến nghị tháo gỡ.

Thủy sản XK đang dần tăng tốc trong những tháng cuối năm. 	Ảnh: ST
Nguyên liệu đầu vào là một trong những vướng mắc lớn hiện nay của doanh nghiệp thủy sản

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất XK hoặc gia công XK sang tiêu thụ nội địa.

Theo Hiện chưa có quy định hướng dẫn về “chuyển mục đích sử dụng” nguyên liệu nhập khẩu nêu trên tại các Thông tư về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) để người dân và doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng cho hàng nhập khẩu đang tạo ra một khoảng trống trong quy định đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh.

Quy định về chuyển mục đích sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất XK hoặc gia công XK sang tiêu thụ nội địa tương đồng với các quy định pháp lý hiện hành trong các lĩnh vực tương tự khác mà lĩnh vực hải quan cho phép doanh nghiệp chuyển loại hình đối với hàng nhập khẩu.

Theo Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 (khoản 12 Điều 1) và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (Khoản 10 Điều 1) về thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế vẫn được phép chuyển mục đích sử dụng, miễn là người khai hải quan phải khai lại tờ khai hải quan mới và phải tuân thủ đúng chính sách quản lý hàng hóa XNK, chính sách thuế đối với hàng hóa đó theo loại hình nhập khẩu mới.

Theo ông Hòe, quy định về chuyển mục đích sử dụng là một hành lang pháp lý cần thiết phục vụ cho quản lý nhà nước cũng như thực tiễn của cuộc sống, doanh nghiệp. Việc chuyển sang loại hình nào, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ quy trình khai báo, chịu kiểm tra theo quy định hiện hành của loại hình đó. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan Thú y/Bộ NNPTNT) có đủ công cụ kiểm soát để đảm bảo các lô hàng thủy sản được chuyển loại hình nhập khẩu không gây mất an toàn thực phẩm.

Từ thực tế trên, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, VASEP kiến nghị: Bộ NNPTNT xem xét bổ sung quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất XK hoặc gia công XK.

Ngoài vướng mắc trên, hiện nay các doanh nghiệp XK thủy sản đang gặp vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (H/C) của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến XK vào EU.

Theo đó, hiện nay, lô hàng thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand chưa được cơ quan thẩm quyền (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và các đơn vị thuộc Cục ghi nhận là đáp ứng yêu cầu nhằm giải quyết các thủ tục cần thiết (cấp H/C) cho việc XK lô hàng sang EU – do nội dung trên giấy H/C nhập khẩu cấp bởi cơ quan thẩm quyền New Zealand không đầy đủ, tương thích với mục XI - Chương trình XK thủy sản vào EU ban hành kèm theo Quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ NNPTNT.)

Tuy nhiên, VASEP cho rằng, châu Âu và New Zealand có thỏa thuận song phương về các biện pháp vệ sinh áp dụng đối với trao đổi thương mại động vật sống và sản phẩm động vật, được qui định tại Quyết định số 97/132/EC (ký ngày 17/12/1996) và một số quyết định bổ sung, hướng dẫn bao gồm cả chi tiết tại quyết định EU 2015/1084 (ký ngày 18/2/2015).

Vì vậy, các lô hàng thủy sản XK từ New Zealand sang EU vẫn được diễn ra bình thường và thực hiện theo Quyết định số 97/132/EC với mẫu giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) kèm lô hàng được thống nhất giữa EU và New Zealand. Từ thực tế trên, các doanh nghiệp kiến nghị: Bộ NNPTNT xem xét, trên cơ sở công nhận, thừa nhận lẫn nhau và thực tiễn của vấn đề, chấp nhận mẫu H/C của các quốc gia có Thỏa thuận với EU.

Đồng thời, Bộ NNPTNT xem xét giải quyết cấp H/C cho các lô hàng thành phẩm có nguyên liệu nhập khẩu trước ngày Quyết định số 5523 có hiệu lực.

Thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá đang có bất cập. Hiện nay, việc cấp S/C tại các cảng cá sau khi DN đưa nguyên liệu về nhà máy ở nhiều nơi đang kéo dài và mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng tháng hoặc nhiều lô đến 2-3 tháng – ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và XK của các doanh nghiệp.

Trước thực trạng trên, VASEP kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét thay đổi quy định về cách tiếp cận trong việc xác nhận giấy Xác nhận nguyên liệu (S/C) tại cảng cá trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU hiện nay. Đó là cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá. Việc này là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong quá trình kiểm soát IUU.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: